NÊN MUA ĐÀN PIANO ĐIỆN HAY KHÔNG, MUA PIANO ĐIỆN MỚI HAY CŨ

Hiện nay, do nhu cầu văn hóa tinh thần được nâng cao, nhiều người muốn cho con trẻ được học nhạc, hiện đang có phong trào học đàn piano.

Có nhiều băn khoăn về việc không biết con trẻ có kiên trì học hay không, mua đàn tốt, nhỡ nó không học thì phí tiền…

Việc này tôi đã bàn tới trong một số bài viết.

Tóm lại là nếu trẻ biết chơi một nhạc cụ nào đó (không nhất thiết phải là đàn piano) thì khả năng cảm nhận về âm thanh của trẻ sẽ tốt hơn; giống như bạn biết về màu sắc hoặc vẽ tranh một chút, khi bạn nhìn bức tranh, bạn sẽ cảm nhận về bức tranh tốt hơn.

Cuộc sống ở Việt nam bây giờ nói chung, đa số đều có cơm ăn, áo mặc, có xe để đi, có nhà để ở. Vậy, có vẻ như người ta hơn nhau ở việc ăn gì, mặc gì, ở đâu, thưởng thức cái gì để tâm hồn được thanh cao, không ô tạp…

Đó là nhu cầu hoàn toàn chính đáng.

Hình như cũng đã trở thành thói quen, cứ thấy mọi người có cái xe thì mình cũng phải có một cái để cho nó đẳng cấp. Tuy nhiên, cái xe thế nào, cái đàn thế nào là cả một câu chuyện dài; và điều có vẻ quan trọng hơn là sử dụng cái xe, cái đàn thế nào cho nó văn minh lại là câu chuyện dài hơn.

Cụ thể, nếu anh có một chiếc xe đẹp, đầu trần, vượt đèn đỏ, khạc nhổ, tạt đầu xe khác, luồn lách, chèn ép, và tưởng mình là ai thì cái xe đẹp đó không làm anh ta văn minh hơn.

Nếu anh đi ô tô đẹp, bấm còi inh ỏi, ngay cả lúc tắc đường, thỉnh thoảng kéo kính xe xuống chửi bới, khạc nhổ, trời không lạnh hoặc không nóng quá nhưng bật điều hòa ngồi cả tiếng trong xe khi xe đang đậu, xả khói ra môi trường thành phố đã vốn ô nhiễm, bụi bẩn vào bậc nhất thế giới của chúng ta, những người xung quanh phải hít cái khí đó.., thì việc ngồi trên chiếc xe đó cũng không làm cho anh giá trị hơn trong con mắt của những người tinh ý.

Trờ lại câu chuyện có nên mua đàn piano điện hay không, mua đàn piano điện mới hay cũ?

Có nhiều người cũng không có nhiều tiền, muốn tiết kiệm, có người không biết con em mình có kiên trì học hay không nên muốn mua piano điện thử cho con học trước, nếu con kiên trì học thì sẽ mua đàn tốt hơn.

Quan điểm của tôi là đứa trẻ cần có kiến thức tổng hợp và cơ bản về thể thao, văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, tất nhiên là cả những kiến thức học thuật, các kỹ năng, trong đó kỹ năng ứng xử là rất quan trọng.

Trong nghệ thuật, cá nhân tôi thấy nghệ thuật âm nhạc rất cần thiết.

Nếu bạn thấy thực sự cần thiết thì nên quyết tâm mua cho các con một chiếc đàn tốt, (không nhất thiết phải là piano) , nhưng nếu là piano thì tôi tin rằng piano điện (kể cả mới và cũ) không phải là lựa chọn tôi ủng hộ.

Piano điện là chiếc đàn mô phỏng âm thanh của piano thật (acoustic piano) nên nó không bao giờ giống như piano thật, na ná như người máy không bao giờ trở thành người thật, việc này chỉ có thể có trong phim viễn tưởng.

Hiện nay, piano điện cũ tràn ngập thị trường Sài gòn (tp Hồ Chí Minh, tp hcm), Hà nội, Đà nẵng và các tỉnh thành khác. Lượng piano điện cũ nhập về ồ ạt, đến thời điềm này, đa số được sản xuất từ trước năm 2000.

Bạn thử nghĩ hàng điện tử mà đã qua hơn 20 năm liệu nó có còn tốt? Tất nhiên là nó rẻ, chỉ khoảng dưới 10 triệu là bạn có thể sở hữu nó.

Các cơ sở kinh doanh nhạc cụ rất hay nhận được các cuộc điện thoại nhờ bảo hành hoặc sửa piano điện cũ nhưng không phải chiếc nào cũng sửa được và sửa rồi nó có ổn định được không luôn là câu hỏi khó trả lời .

Lời khuyên của tôi là nếu bạn không thấy nhu cầu học nghệ thuật âm nhạc là cần thiết cho con bạn lắm, con bạn thích vẽ, thích môn nghệ thuật khác, chỉ muốn học chơi cho vui thì nên mua piano điện mới hoặc cũ nhưng đời còn mới, ít nhất là sau năm 2000, và đương nhiên phải chọn cơ sở có uy tín.

Một điều quan trọng nữa là không phải trên đời, ai cũng có khả năng giữ được lời hứa của mình nên nếu bạn mua đàn ở cơ sở nào mà họ hứa hẹn quá nhiều, nếu là tôi, tôi không tin. Cá nhân tôi thấy những người biết giữ lời thường rất “dè sẻn” khi đưa ra lời hứa; có một thứ hoàn toàn không nên “hào phóng”, đó là lời hứa vì hứa mà làm hết hoàn toàn không dễ. Ta về thử hỏi ông (hay bà xã) là khi yêu hay cưới nhau đã hứa những gì và bây giờ điểm lại làm được bao nhiêu phần trăm là biết ngay giữ lời hứa có dễ hay khó.

Nếu bạn vẫn quyết định mua piano điện, nên mua piano điện mới hoặc mua piano điện cũ nhưng năm sản xuất tốt nhất là sau năm 2000 .

Năm sản xuất bạn có thể tìm thấy ở gầm đàn, ngay dưới bàn phím, có tem bằng kim loại hoặc được in to 2 con số “01″ – tức năm 2001, “11″ tức năm 2011, “96″ tức năm 1996…

Rât tiếc là một số cơ sở kinh doanh hay bóc vứt bỏ tem này đi để giấu năm sản xuất vì thường là nó rất cũ. Bạn có thể lấy model của đàn (kiểu Honda CVX hay SH…), piano điện Yamaha thì có model CDP, YDP…, piano điện Casio thì có model PX, CDP, AP…, và gõ tìm trên google có thể sẽ biết .

Tuy nhiên, là đàn cũ nên ngoài năm sản xuất ra, việc người sử dụng trước có cẩn thận bảo quản hay không là câu chuyện cũng hơi khó để ta nhận biết .

Nếu bạn mua piano điện mới, ít nhất, bạn sẽ sử dụng được trong thời gian bảo hành của Yamaha là 12 tháng, của Casio là 24 tháng, Roland là 24 tháng.

Hiện tượng đàn piano điện cũ hỏng ngay trong thời gian bảo hành hoặc vừa hết bảo hành đã hỏng là điều hay xảy ra .

Để tìm được cơ sở kinh doanh hỗ trợ khách hàng đúng như đã hứa và phục vụ khách hàng ngay cả khi vừa hết bảo hành… hoàn toàn không nhiều.

Hi vọng bài viết giúp các bạn có cái nhìn khái quát về việc mua đàn piano điện .

HQ

Advertisement

Thực tế về tình trạng kinh doanh đàn piano hiện nay ở Việt nam

Tôi người được học âm nhạc chuyên nghiệp từ nhỏ và có thâm niên kinh doanh đàn piano đến năm 2022 là 20 năm, một trong một số người kinh doanh piano sớm ở Hà nội.

Ngày đó, phố Hào Nam, Hà nội (phố kinh doanh nhạc cụ), nếu không kể vài ba cửa hàng kinh doanh các loại nhạc cụ, không chuyên về piano, tôi là người đặt mục tiêu chuyên về piano đầu tiên ở phố.


Ngày đó, bán đàn piano cũng không quá khó như bây giờ vì còn ít người kinh doanh chuyên về nhạc cụ này.

Khi cuộc sống xã hội không còn quá khó khăn về vật chất, nhu cầu văn hóa tình thần cũng được nâng cao, người dân đi tìm các nguồn vui khác. Đó là tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, đối với một ngành nghề hay thú vui mới, khi tiếp cận, thị trường và người cung cấp dịch vụ không tránh khỏi những bước đi chệch choạc.

Như đã đề cập trong một bài viết mới đây, nhiều người muốn sở hữu một cây đàn piano để tiếp cận với âm nhạc, một thứ văn hóa tinh thần đáng trân trọng. Giống như ăn phở, cũng có phở thế này, phở thế nọ, không phải phở nào cũng giống nhau. Đàn piano cũng vậy.

Đã qua cái thời, buổi sáng, bạn chẳng có gì ăn. Một ngày bạn chỉ có 2 bữa – bữa trưa và tối. Hôm nào bạn được ăn sáng, nhất lại là ăn ở hàng quán, có thể chỉ là bát phở, bát cháo, gói xôi…, nhưng ít nhất, bạn cũng được ăn, và bạn ngậm cái tăm ở miệng suốt cả buổi sáng để chứng minh cho thiên hạ biết mình có ăn “quà sáng” chứ không phải không có tiền nhịn hoặc buổi sáng chỉ có bát cơm nguội.

Vâng, rất oai – tôi có ăn quà sáng, tôi không nhịn, cái tăm cắm ở mồm tôi minh chứng cho điều đó…

Và đi khám cũng vậy – bạn đến ông thày lang, nhiều khi vừa mất công, vừa tốn tiền, mà cuộc đời thì ngắn. Khám xong, tiền mất, tật mang. Bạn đến ông bác sĩ nổi tiếng, có thể đắt, nhưng suy cho cùng, nó không đắt bởi ông ta chữa đúng bệnh, bạn sống sót hoặc khỏi bệnh.

Cũng là người kinh doanh đàn piano khá lâu năm, tôi khẳng định, không chỉ piano là nhạc cụ hay, nhiều nhạc cụ khác cũng hay, khả năng diễn tấu phong phú, có âm sắc riêng, rất đặc biệt. Có một chiếc piano ở nhà không phải là sai, tuy nhiên, cái đàn piano đó như thế nào mới là quan trọng. Bạn không cần phải “ngậm tăm” để thiên hạ biết bạn đã ăn sáng (vì thiên hạ bây giờ, ai chẳng có tiền ăn sáng). Bạn không cần phải có chiếc đàn piano để thiên hạ biết bạn có quan tâm đến văn hóa tinh thần…. Nói cách khác, chiếc piano đó như thế nào mới là quan trọng vì mua đàn piano bây giờ, ai chẳng mua được. Bạn có thể mua nhiều nhạc cụ rất hay khác như guitar, violin, clarinet, oboe, trumpet, fagote, kèn Co (french horn), accordion, sáo flute, saxophone, trống (drum), ngay cả đàn Ukulele….chứ không nhất thiết phải đàn piano thì  mới hay.

Saxophonist

Khi chọn đàn piano, cũng không nhất thiết phải chọn một cây đàn không có một vết sứt nào vì là đàn cũ, khi người bán phải làm đẹp tất cả các vết sứt, chi phí sẽ cao hơn.

Khi một chiếc đàn cũ mang về, người thợ có trách nhiệm sẽ tìm những lỗi không thể bỏ qua để sửa chữa. Những lỗi này chỉ dân có nghề mới biết, bạn đừng chỉ nhìn bên ngoài, nếu bạn chỉ nhìn bên ngoài, không để ý đến thương hiệu của người bán, khả năng cũng như trình độ thực tế của họ, có lẽ bạn đã phạm sai lầm.

Nếu bạn muốn tìm một chiếc đàn piano cũ được sửa chữa cả nội dung lẫn hình thức, chiếc đàn đó thường đắt hơn những chiếc khác vì người thợ phải tỉ mỉ hơn rất nhiều, soi xét từng góc cạnh của đàn. Bạn là người đi mua đàn, bạn chỉ nhìn bên ngoài, những thứ bạn không thấy, ai sẽ là người quan tâm  – hẳn phải là người có trách nhiệm mới làm điều đó.

Tôi có nhìn thấy một người bán hàng mà khi bán hàng, bạn ấy tì tay lên vết sứt của đàn để khách hàng không nhìn thấy. Đấy là những vết sứt hoặc khiếm khuyết khách hàng có thể phát hiện bằng mắt, vậy những chỗ khách hàng không thể nhìn thấy thì sao?

Tôi nói điều này có thể có bạn không vui, nhưng chúng ta phải nhìn trực diện là chúng ta đang ở đâu, đang làm gì, nhận thức của chúng ta đang ở vị trí nào trên thế gian này.

Nhiều người theo thuyết âm mưu cho rằng thế giới là của nghi ngờ và dối trá, vậy, tại sao tôi phải trung thực. Bạn thử nghĩ xem, nếu ai cũng nghĩ và hành động như vậy thì chúng ta sẽ tạo dựng một xã hội như thế nào?

Tôi thử làm một bài tính. Muốn kinh doanh piano đàng hoàng, bạn phải có vốn vài tỉ. Số vốn đó, nếu bạn để vào ngân hàng, sẽ cho bạn một hoặc hai chục triệu một tháng. Bạn phải thuê mặt bằng, đôi khi đến vài chục triệu. Nếu bạn thuê ở xa trung tâm, khách hàng sẽ ngại đi vì giao thông hay kẹt xe.

Đấy là tôi nói bạn có vốn sẵn có, nếu bạn phải vay ngân hàng để kinh doanh, gánh nặng đó sẽ khác.

Tôi biết có bạn kinh doanh piano, thuê kho ở Hà nội, tiền thuê đã lên đến vài chục triệu.

Ok, bây giờ nói chuyện tiêu thụ. Tôi bán 1 chiếc piano, cứ cho là tôi lãi 1 triệu một cái, một tháng tôi có bán được vài chục cái để bù chi phí không?

Nếu tôi lãi 2 triệu/cái, tôi bán một tháng 15 cái, tôi vẫn không đủ chi phí, vợ con tôi sẽ ra ngồi đường xin ăn.

Nếu tôi lãi 3 triệu/cái, khách hàng kêu lên: “Sao nhiều thế ?”. Ok, thưa các bạn, để bán lẻ được 10 chiếc piano/tháng đối với một cửa hàng có uy tín không phải là dễ. Điều đó có nghĩa là trong 3 ngày, bạn phải bán được một cái đàn piano. Tuy nhiên, ngay cả bạn lãi đến 3 triệu/cái thì bạn mới được 30 triệu một tháng.

Bạn vẫn lỗ, vợ con bạn vẫn ra ngồi đường.

Nếu bạn lãi 4 triệu một cái đàn, tháng bán 10 cái, bạn được 40 triệu/tháng, bạn có thể sống được với điều kiện bạn phải thuê kho ở xa để giảm chi phí. Tuy nhiên, khi thuê kho ở xa, chẳng khách hàng nào muốn đến với bạn cả. Họ đều ngại đi, họ muốn cơ sở của bạn loanh quanh ở Hà nội thôi.

Bạn vẫn là người thua cuộc vì chắc chắn bạn sẽ không bán được 10 chiếc/tháng khi kho của bạn ở quá xa trung tâm thành phố.

Đó là chưa kể nếu bạn là người có trách nhiệm với đất nước, bạn phải đóng thuế thu nhập, có nghĩa là sau khi trừ hết chi phí, bạn phải đóng 20% thuế thu nhập cho Nhà nước. Nếu bạn trốn đóng thuế, bạn đừng chửi Chính phủ tại sao phải đào bới tài nguyên lên bán để sống, bạn cũng đừng chửi tại sao Chính phủ vay nước ngoài nhiều thế…vì bản thân bạn phải làm bổn phận trước đã.

Nếu bạn đã làm đầy đủ bổn phận về thuế, tôi trân trọng, bạn chửi thoải mái, nhất là bọn quan tham.

Nếu khách hàng luôn tìm cách hạ giá sản phẩm họ muốn mua, doanh nghiệp không sống được, họ phải trốn thuế. Nếu vậy, khách hàng cũng không nên chửi Chính phủ tham nhũng vì bản thân khách hàng đang ép doanh nghiệp trốn thuế để tồn tại.

Đó cũng là một hình thức tham nhũng.

Tôi không “vơ đũa cả nắm” nhưng chúng ta nên nhìn hiện tượng bằng nhiều góc cạnh, không có gì nhìn một chiều mà đúng hết.

Nhiều chiếc đàn piano cơ cũ hiện nay bán đến tay khách hàng chỉ có giá trên dưới 20 triệu (khoảng 877 USD). Thưa các bạn, nếu một chiếc đàn piano cũ chuyển từ Nhật bản về, qua sửa chữa mà chỉ có từng ấy thì thử hỏi chi phí đâu để bảo dưỡng và làm cho nó tử tế. Nếu tôi lãi (chưa trừ) khoảng 1 triệu đồng một cái đàn thì đừng hi vọng tôi bảo hành.

Tại sao?

Lên dây miễn phí đã 600k một lần; vận chuyển tầng 1 miễn phí, tối thiểu 600K; chưa kể các phụ kiện đi kèm như ghế, ống sấy, khăn phủ….

Nếu họ hứa với bạn là bảo hành 5 hoặc 10 năm  hoặc cả đời, bạn muốn tin là việc của bạn.

Công ty tôi là một trong số ít doanh nghiệp nhập piano về khá sớm. Hôm nay, khi nhìn danh sách hàng, tôi không hiểu tại sao đàn piano lại có giá thấp như vậy khi đến tay khách hàng. Việc ép giá doanh nghiệp, cạnh tranh thiếu lành mạnh cũng vô tình ép các doanh nghiệp thi nhau giảm giá bằng cách giảm bớt công đoạn hoàn thiện đàn (thí dụ như lên dây piano chỉ lên những nốt sai, những nốt khác kệ; giống như quét nhà, chỉ quét chỗ có rác, chỗ khác kệ).

Ngoài ra, tôi không khẳng định, nhưng không loại trừ khả năng một số doanh nghiệp khai thấp giá nhập khẩu để trốn thuế giá trị gia tăng (VAT). Nếu khách hàng tiếp tục ép giá doanh nghiệp, vẫn có những thành phần trốn thuế, hạ giá cạnh tranh thiếu lành mạnh, rút bớt công đoạn hoàn thiện đàn, khách hàng tiếp tục cổ xúy cho những doanh nghiệp đó, các bạn đừng trách đất nước không phát triển vì bạn chính là một phần trong đó, vì bạn có muốn góp phần đóng thuế cùng doanh nghiệp đâu.

Sau một thời gian đắn đo, chúng tôi quyết định hạ giá sản phẩm vì sau khi tính toán chính xác, chúng tôi thấy kinh doanh piano không có lãi nữa.

Mục đích của lần hạ giá này là để khách hàng thấy rõ chi phí cho một chiếc đàn piano sẽ ra sao nếu bạn không trốn thuế. Nếu bán với giá đó, bạn sẽ không có bảo hành. Chúng tôi cũng sẽ làm những gì có thể, nhưng làm cái gì thì nói rõ cái đó, và chúng tôi sẽ nói hết các rủi ro cho các bạn nếu không sửa chữa một hạng mục nào đó.

Chúng tôi sẽ cung cấp những gói bảo hành, kèm theo các điều kiện về tài chính và tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Trở lại câu chuyện: tại sao đã không có lãi lại tiếp tục hạ giá ?

Xin thưa, đó là cách đánh bài ngửa. Chúng tôi giảm thiểu các chi phí, tạo việc làm cho một số bạn có tay nghề; chúng tôi muốn lùi tiếp một bước để tiến lên sau đó, với hi vọng đưa thị trường piano chệch choạc này về một quĩ đạo tốt hơn.

Đấy là chưa kể hiện nay, piano điện cũ tràn ngập thị trường. Với những chiếc piano điện cũ dưới 10 triệu thường có tuổi thọ khoảng hơn 20 năm.

Hàng điện tử có tuổi đời như vậy liệu có ổn không ?

Xin thưa là rất khó !

Các cửa hàng thường không tự nguyện nói năm sản xuất của đàn piano điện cho bạn hoặc họ nói họ không biết. Bạn chỉ cần nhìn xuống gầm đàn, nếu họ xé bỏ năm sản xuất ở gầm đàn, bạn chỉ cần nhớ mô-đen của đàn và tên đàn, bạn về hỏi “ngài google” là biết.

Nếu bạn có một người vợ hoặc ông chồng thông minh, về hỏi cô ấy hoặc ông ấy.

Piano điện cũ thường được bảo hành 3 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, xin lưu ý các bạn là không phải ai hứa cũng làm. Là người kinh doanh khá lâu trong nghề, tôi thấy tỉ lệ người hứa và không thực hiện đúng lời hứa của mình khá nhiều, nhất là đối với piano điện. Khi gọi bảo hành, họ nói họ quên, nhắc vài lần có thể họ nhớ, và dù họ có nhớ và sửa chữa chăng nữa, bạn có định bỏ gần 10 triệu ra để dùng trong vài tháng hoặc tối đa 1 năm ?

Trong thời hạn bảo hành bạn gọi họ còn khó, thử hỏi ngoài bảo hành bạn gọi, ai sẽ đến ?
Hàng ngày tôi nhận khá nhiều điện thoại nhờ sửa piano điện không phải do tôi bán ra. Tôi có cậu em ngập đầu trong việc sửa chữa piano điện (trong bảo hành hoặc vừa hết bảo hành).

Cậu ta có vẻ kiếm tiền tốt trong việc này.
Lỗi tại ai ?
Các bạn đã quá tham rẻ và điều đó đôi khi đã lấp đi cái nhìn rành mạch về vấn đề.
Nếu bạn chưa đủ tiền mua piano cơ để tự học hoặc cho con cái bạn học, bạn tìm doanh nghiệp uy tín, mua một chiếc guitar vài triệu, một chiếc kèn clarinet của Tàu cũng được (cũng chỉ vài triệu), hoặc một chiếc Ukulele vài trăm ngàn, không nhất thiết phải học piano., miễn là bạn tiếp xúc với một thứ văn hóa, với nghệ thuật một cách đích thực là được.
Các bạn cũng không cần phải đến những cơ sở hoành tráng, vì hoành tráng thì tiền thuê nhà đắt. Tiền trang trí cho một địa điểm đẹp có thể lên từ vài chục cho đến vài trăm triệu.

Khách hàng thường sẽ phải gánh chi phí đó.

Nếu bạn muốn tốt và rẻ, có thể bạn phải hi sinh cái đẹp, cái hoành tráng.

Nếu bạn muốn đẹp, hoành tráng và rẻ, có thể nó sẽ không tốt.

Nếu bạn muốn hoành tráng, muốn tốt, đẹp mà rẻ….

Tôi tin là khái niệm đó không tồn tại trên hành tinh này ./.

HQ

(đã đọc lại và chỉnh sửa ngày 6/10/2022)

Amazing Grace – Ân điển diệu kỳ

 

Amazing grace – Ân điển diệu kỳ


 

amazing grace

 

How sweet the sound – Ôi âm thanh ngọt ngào !

That saved a wretch like me – Đã cứu vớt sự tan vỡ như tôi

I once was lost, but now I’m found – Tôi đã từng là kẻ bị lạc, nhưng tôi đã được tìm thấy

Was blind, but now I see – Đã mù lòa, nay được thấy

‘Twas grace that taught my heart to fear – Chúa là Ân điển mà đã dạy trái tim tôi biết kính sợ

And grace my fears relieved – Và ân điển hóa giải sự sợ hãi của tôi

How precious did that grace appear – Quí giá biết bao ân điển đó được tỏ ra

The hour I first believed – Thời giờ lần đầu tôi tin nhận

My chains are gone – Xiềng xích của tôi không còn nữa

I’ve been set free – Tôi đã được tự do

My God, my Savior has ransomed me – Chúa tôi, sự Cứu rỗi đã cứu chuộc tôi

And like a flood His mercy reigns – Và nhân từ Ngài ngự trị như dòng nước lũ

Unending love, amazing grace – Tình yêu mãi mãi, ân điển diệu kỳ

The Lord has promised good to me – Chúa đã hứa điều tốt đẹp cho tôi

His word my hope secures – Lời Ngài đảm bảo hi vọng của tôi

He will my shield and portion be – Ngài là khiên đỡ và là phần của tôi

As long as life endures – Cho tới chừng cuộc sống còn tồn tại

[2x]

My chains are gone – Xiềng xích của tôi không còn nữa

I’ve been set free – Tôi đã được tự do

My God, my Savior has ransomed me – Chúa tôi, sự Cứu rỗi của tôi đã chuộc tôi

And like a flood His mercy reigns – Và Sự nhân từ ngự trị như dòng nước lũ

Unending love, amazing grace – Tình yêu vĩnh cửu, ân điển diệu kỳ

The earth shall soon dissolve like snow – Trái đất rồi sẽ tan chảy như băng tuyết

The sun forbear to shine – Mặt trời sẽ dừng rọi soi

But God, Who called me here below, – Nhưng Chúa, Người đã kêu gọi tôi ở dưới này

Will be forever mine. – Sẽ mãi là của tôi

Will be forever mine. – Sẽ mãi là của tôi

You are forever mine. – Sẽ mãi là của tôi

 

Tạm dich: HQ

Bớt cơn lũ nào hay cơn lũ đó…

.

Chúng ta đã biết về ô nhiễm môi trường, bao gồm nguồn nước, không khí….


Nhân chuyện rộ lên về việc dừng hay tiếp tục duy trì cái loa phường, nay, chúng ta để ý thêm một thứ ô nhiễm khác, ô nhiễm âm thanh, có nghĩa là phải nghe những thứ mà chúng ta không muốn nghe.


(Gần 90% ý kiến muốn bỏ loa phường)


Sống ở đời, có lẽ ai cũng có thú vui lớn nhỏ. 

Tôi có thú vui uống Capuchino mỗi ngày (một loại cà phê nhẹ).

Nếu bạn chưa tin Chúa và cho rằng những điều Chúa làm đều tốt đẹp thì bạn sẽ không tin rằng Eva ngày xưa có xinh không vì lúc đó chỉ có một người phụ nữ duy nhất nên Adam không thể có lựa chọn nào khác và chàng cũng chẳng có gì để so sánh.

Nếu bạn chưa từng ra nước ngoài hoặc bạn có đi cũng chỉ sang những nước giống Việt nam thì bạn sẽ chẳng có gì để so sánh; song nếu bạn có dịp sang những nước gọi là văn minh, đi chơi hoặc ở đó một thời gian hoặc nếu bạn chưa được đi mà chịu khó tìm hiểu, tôi nghĩ là bạn sẽ so sánh.


So với nhiều người ở Việt Nam nói chung, tôi có cái may mắn là được đi khá nhiều, ở khá lâu ở một số nước được coi là văn minh.


Và khi người ta được nhìn thấy những điều hay, mong muốn tự nhiên là ta mong đất nước mình học được một phần những cái hay đó. Tuy nhiên, việc đó không hề giản đơn. Khi một thói quen đã ăn vào máu, việc thay đổi nhiều khi bất khả thi.


Ở Việt Nam có một cụm từ mà mỗi lần nói đến, nghe nó hơi …“đau đau” – đó là “sống chung với lũ”.


Nó thể hiện một điều gì đó không thể thay đổi – thường là điều tệ hại.


Và người ta vẫn tìm một góc riêng cho mình, đóng cửa, dựng hàng rào và chúng ta ở không gian riêng của chúng ta.

Tuy nhiên, chúng ta không thể không ra đường, không thể không hít thở, không thể không ăn và uống nước; và chúng ta không thể không va chạm với những gì kém văn minh, thậm chí những hành động không thể chấp nhận của những người xung quanh.


Chúng ta phải chấp nhận “sống chung với lũ”.


Song, xu hướng tìm cho mình một không gian riêng, tách biệt nhất có lẽ là điều nhiều người nghĩ tới khi xã hội, nơi ta đang sống, có nhiều điều không được như ta mong muốn.


Và mọi người tiếp tục đi tìm….


Bạn tôi nói rằng bạn ấy không có vấn đề giống tôi, khi lái xe, người ta không tránh thì bạn ấy tránh. Tôi hiểu nhưng khi bạn dẫm phải một đống c…, tôi hỏi điều đó có làm bạn vui ?


Tôi nghĩ là KHÔNG, và chúng ta phải đi tìm niềm vui khác không phải là cái “ĐỐNG” đấy .


Vâng, thưa các bạn, chúng ta phải chấp nhận “sống chung với lũ” nhưng phải nói trắng ra rằng chúng ta không thể vui với lũ được.


Như các bạn, tôi cũng tìm không gian sống và thưởng thức.

Sau một hồi chen chúc mệt nhọc của ngày dài, tôi thường đi uống Capuchino ở chỗ nào đó sạch sẽ, phục vụ đủ lễ độ, tôn trọng khách (không cần phải khép nép giả tạo), chất lượng đồ uống phải đạt, giá cao một chút không sao, miễn là phải phù hợp.


Và tôi tìm đến với Highlands Coffee – hệ thống bán Coffee của một Việt kiều Mỹ, thành lập tại Việt nam từ năm 1998.


(Highlands coffeee wiki)


Đến Highlands Coffee, bạn phải tự phục vụ, xếp hàng trả tiền lấy một thiết bị điện tử (tạm gọi là thẻ mua hàng), khi phục vụ làm xong đồ bạn đặt, thiết bị sẽ kêu và bạn phải đứng dậy tự lấy đồ chứ không ai mang ra cho bạn.


Highlands Coffee luôn tìm những địa điểm đắc địa nhất trong thành phố như cạnh khách sạn 5 sao, những vị trí đẹp, nhiều người qua lại nhất …


Tôi cũng là người bán hàng nên phong cách của Highlands làm tôi thích khi khách phải tự phục vụ. Nhiều người cho rằng khách hàng là Thượng Đế, nhưng tôi không nghĩ vậy, khách hàng cần được tôn trọng nhưng khách hàng không phải Thượng Đế, khái niệm này dẫn đến việc khách hàng hay đi quá giới hạn và quên mất họ là ai.


Bản thân tôi là nghệ sĩ, cụ thể là nhạc công được học khá bài bản. Vì vậy, tôi và những người giống tôi khá nhạy cảm về âm thanh.

Và trong không gian được cho là rất ổn của Highlands, tôi phát hiện ra một điều gần như là khó chịu – đó là âm nhạc.


Tôi vào Sài gòn, đến  Đà nẵng, ra Hà nội, tôi đều uống Coffee ở Highlands mỗi ngày nhưng ở đâu cũng vậy, nhạc lấn át những câu chuyện chúng tôi muốn nói, nhạc phá đi không gian yên tĩnh chúng tôi muốn thư giãn bên bờ sông Hàn (Đà Nẵng), nhạc phá đi sự qui củ, chừng mực mà Highlands đã và đang tạo dựng ở Việt nam. Tôi đã nhiều lần đề nghị các Coffee Shop của Highlands vặn nhỏ nhạc nhưng họ đều nói là nhạc của hệ thống là vậy, họ không được phép thay đổi.


Coffee ở Highlands không hề rẻ, một ly Capuchino cỡ vừa khoảng 54 ngàn đồng Việt nam, nếu bạn uống mỗi ngày, bạn sẽ mất khoảng hơn 1.5 triệu VNĐ/ tháng, và đối với thu nhập chung ở Việt nam, nó không phải là ít (và xin nói thêm rằng không phải lúc nào bạn cũng đi uống coffee một mình).


“Sống chung với lũ”, tôi nhớ lại cụm từ này và chợt tỉnh ra rằng cái “lũ” này lại từ bên Mỹ sang mặc dù nó là thương hiệu Việt Nam.


Một số bạn bè tôi dẫn đến Highlands đều có chung một nỗi khó chịu về âm nhạc ở đây, đặc biệt là những bạn làm về âm nhạc cổ điển.


Thế mới biết trong những thứ lộn nhộn ở Việt Nam, khi bạn muốn tìm một không gian của riêng bạn, không gian bạn thích không phải lúc nào cũng dễ – “lũ” ở khắp nơi. 



Và một “sáng kiến” lóe lên – tôi định mua những gói coffee tôi thích, đóng cửa ở trong nhà, tự pha và uống mỗi ngày.


Song, tưởng dễ, nhưng không thể làm được vì chẳng nhẽ bạn không giao lưu với ai.


Và có một cách khác:


Hàng sáng, bạn tìm khách sạn 4 hoặc 5 sao, bạn chui vào đó uống coffee, giá sẽ khoảng trên dưới 100K/ly (chưa kể thuế). Ở đó, bạn sẽ có những khuôn mặt lịch thiệp (có thể giả, có thể thật), có chỗ ngồi đàng hoàng và đặc biệt, bạn sẽ khó có thể tìm thấy coffee khách sạn 5 sao nào mà có nhạc lộn nhộn, ô hợp, lấn át câu chuyện của những người muốn tìm không gian nhỏ để thư giản chứ không phải đơn giản chỉ là cốc coffee sáng.


Và cái giá đó là khoảng trên dưới 100 ngàn VNĐ/ly (chưa kể thuế), tháng khoảng 3 triệu VNĐ (cũng lại xin nhắc lại là không phải lúc nào bạn cũng đi uống coffee một mình).


Liệu có quá mắc so với thu nhập của người Việt nam nói chung khi phải trả từng đó cho một ly coffee sáng ?


Việc coffee chỉ là thứ rất nhỏ trong cuộc sống bề bộn của chúng ta với gia đình, công việc và con cái.


Tuy nhiên, tôi mượn câu chuyện đó để nói về một thứ không nhỏ: 


Chúng ta thực sự có môi trường sống hay không vì khi đi ra nước ngoài nhiều, tôi thấy những thứ tôi thiểu như vậy của họ đều khá đạt chuẩn, chẳng bao giờ phải vào khách sạn 5 sao để tìm những thứ giản đơn như thế.


Ước gì cả thế giới chỉ có một quán coffee giống như Adam chỉ có mình nàng Eva mà thôi.


Lúc đó, tôi sẽ không nói nhiều như bây giờ và im tiệt luôn …..



Và ông chủ của Highlands Coffee là David Thai kia, nếu gã vứt bỏ chữ Thai chắc sẽ chuẩn hơn.


Vẫn có gì đó không ổn….


Từ mai, mình sẽ tìm cách khác để uống Coffee, không nộp tiền hàng ngày cho gã này nữa .




Rất vui nếu bạn nào chỉ cho mình nơi đâu tạm giống như thế nhưng đừng đắt hơn vì Highlands đã là quá đắt đối với tôi.


Còn về cái loa phường, tôi hoàn toàn ủng hộ cái đồng chí Chủ tịch Thành phố vừa lên.


Bớt được “cái lũ”nào hay “cái lũ” đó.


HQ

Amazing Grace (My Chains Are Gone) Michael W. Smith

Amazing grace
How sweet the sound
That saved a wretch like me
I once was lost, but now I’m found
Was blind, but now I see
‘Twas grace that taught my heart to fear
And grace my fears relieved
How precious did that grace appear
The hour I first believed
My chains are gone
I’ve been set free
My God, my Savior has ransomed me
And like a flood His mercy rains
Unending love, Amazing grace
The Lord has promised good to me
His word my hope secures
He will my shield and portion be
As long as life endures
My chains are gone
I’ve been set free
My God, my Savior has ransomed me
And like a flood His mercy rains
Unending love, Amazing grace
The earth shall soon dissolve like snow
The sun forbear to shine
But God, Who called me here below
Will be forever mine
Will be

 

Be the change….

.

Vừa rồi thấy quốc hội họp về việc dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.


(Việt nam dừng điện hạt nhân Ninh Thuận)


Vui mừng ! 


Đó là cảm giác duy nhất.


Thảm họa Formosa, chặt phá rừng, hủy hoại tài nguyên là những việc hàng ngày ta nhìn thấy trên đất nước này.


Bạn ra đường, nghe về những “đại gia” gỗ, những kẻ tham nhũng, đục khoét đất nước, những thằng ăn cắp, quan liêu, các đồng chí thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư nhiều nhan nhản…..


Đất nước này nó thế ?


Nếu có 90 người mù và 10 người sáng, tôi tin rằng nếu cần người đại diện cho mình, một nhóm người mù sẽ đắc cử, trong đó sẽ không có nhiều “anh sáng” vì người mù sẽ hiểu tâm tư của người mù hơn những người sáng, họ cần người đại diện cho họ, nói lên suy nghĩ, tiếng nói của họ chứ không cần anh nào nhìn rõ nhiều thứ, hiểu nhiều thứ như anh sáng mắt kia mà không hiểu rõ họ.


Cũng không lạ khi một chính phủ đại diện cho 90 triệu người dân Việt nam, mà trong đó, tôi tin không phải lúc nào cũng có những người Việt nam ưu tú nhất của chúng ta ở trong đó. Chính phủ đại diện cho nhiều tầng lớp người dân Việt nam, họ đại diện cho những người lính một thời chiến đấu vì lý tưởng được dạy từ bé, họ đại diện cho những người nông dân lao động cực nhọc (ai cũng biết là trong chính phủ ta bây giờ, có khá nhiều nông dân thực sự, mặc dù họ đang giữ cương vị nào đó), rồi họ đại diện cho một tầng lớp, một “bộ phận không nhỏ” những kẻ cơ hội, tham nhũng, ăn chia mà ông Tổng bí thư vừa rồi có dùng từ “tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng” …..


(Tự diễn biến, tự chuyển hóa trong Đảng)



Nếu ra ngoài đường, bạn có thể sẽ thấy đám đông nhảy vào đánh đấm một thằng ăn cắp hoặc một thằng trộm chó đến chết; bạn sẽ thấy chú hàng xóm thản nhiên khạc nhổ trước mặt bạn mặc dù bạn và ông ta chẳng có hiềm khích gì; bạn sẽ thấy trẻ em, người lớn thản nhiên xả rác ra đường, lên bãi cỏ, sông hồ, bờ biển tuyệt đẹp của chúng ta; bạn sẽ thấy người dân thản nhiên vạch chym, ỉa đái bậy bất cứ chỗ nào họ nhìn thấy;  bạn có thể sẽ thấy những xe chở gỗ lậu chạy như bay trong thôn; bạn sẽ thấy đại gia nọ, đại gia kia đi xe đắt tiền, ở khách sạn hạng sang nhưng tiếng Anh bẻ đôi không biết, cư xử như một thằng trọc phú, nhà hắn mua ở khắp nơi, hắn chặt không biết cơ man nào là rừng ở ta, ở Lào…; bạn có thể sẽ thấy một thằng đi rình bắt những con sóc đáng yêu cuối cùng ở công viên, bạn sẽ thấy những thằng có những cái bẫy điện vô hồn bắt đi tất cả những con chim còn sót lại trên bầu trời của chúng ta; bạn sẽ thấy người nông dân thản nhiên phun thuốc trừ sâu trước khi thu hoạch đem bán và ruộng rau để gia đình họ ăn luôn là một thửa riêng; bạn sẽ thấy những “thương gia” thản nhiên ngâm tẩm hóa chất để những đồ thiu thối được đem bán và đặt trên bàn tiệc cho đồng loại họ ăn; bạn tham gia giao thông luôn bị những người khác chen lấn, cắt đầu xe, vượt lên, bóp còi inh ỏi, muốn về trước, việc bạn ở lại là việc của bạn, họ phải đi trước…. .


Vâng, và bạn mong chờ gì ở những con người như thế bầu lên hoặc ủng hộ một chính phủ tốt đẹp ?


Tôi khẳng định rằng một chính phủ tốt đẹp không thể sống nổi với một đám dân như thế.


Và đã sản sinh ra những người với một lý tưởng cuồng tín, không thể thành hiện thực. Đám người này luôn tỏ ra tốt bụng và trung tín. Họ rất đông, sẵn sàng đè bẹp những ai chống lại họ. Họ luôn nhìn đất nước lạc quan vì đất nước đang trong tay họ. Họ cho rằng hầu như tất cả các việc họ làm đều sáng suốt. Ai cũng sợ đám người này vì họ đông, họ có vũ khí. quân đội và cảnh sát.



Và một tầng lớp cơ hội, ăn theo mọc lên. Chúng len lỏi, khôn ngoan, nằm trong đám người cuồng tín kia, khó phát hiện như một con thú biết đổi màu. Chúng tham gia điều hành chính phủ. nằm trong quân đội, cảnh sát, chúng “tự diễn biến, tự chuyển hóa”  như lời đồng chí Tổng bí thư nói.



Và chúng phá cho đất nước này tan tành vì quyền lợi của riêng chúng.


Bạn còn tin là một đất nước có đa số là người…mù kia có thể có một chính phủ tốt đẹp ?



Ông Gandhi có một câu tôi rất thích : ” Be the change you wish to see in the world”; tạm dịch:  ” Hãy chính là sự thay đổi bạn mong nhìn thấy trên thế gian”.





Trong Kinh thánh, sách Rô-ma 13:1-6 có câu:

“Mọi người phải vâng phục các đấng cầm quyền trên mình; vì chẳng có quyền nào mà không đến bởi Đức Chúa Trời, các quyền đều bởi Đức Chúa Trời chỉ định” (Rô-ma 13:1).


Vì một lý do nào đó, sẽ có một chính phủ tồn tại bởi logic đó.


Formosa, điện hạt nhân, xe chở cồng kềnh đâm chết trẻ em, thuốc sâu, ngâm tẩm hóa chất, giết người trộm chó hay ăn cắp, xả rác….là những thứ dốt nát, ngu xuẩn đang hàng ngày diễn ra trên đất nước này.

Phan Anh cạo đầu gửi thông điệp bảo vệ tê giác



Nếu bạn nhìn thấy những thứ đó, cố gắng hàng ngày làm tốt hơn, “cố gắng trở thành người tốt, sống có tâm và có tình” như hiện tượng MC Phan Anh thời gian qua; tôi tin là xã hội ta sẽ tốt hơn.


(Phan Anh)


Lòng tốt có tính lan tỏa, và tôi tin rằng một chính phủ tốt sẽ sống được với những người dân tốt 

Song để sống tốt không dễ, chúng ta phải cố vì bản chất con người là xấu.




Có những loài cá, chúng không thể sống trong làn nước sạch và ngược lại.



Và cũng phải cảm ơn chính phủ của ông Phúc đã làm được việc hủy bỏ cái điện hạt nhân kia; cá nhân tôi,  tôi thấy nó tiến bộ hơn cái chính phủ của ông Dũng.


Dù sao, đất nước này nó cũng đang phát triển, dù ở tốc độ nào…..


Hãy là sự đổi thay  (Be the change…..”) !



HQ

Mất điện


Chuyện “Mất điện” là chuyện vớ vẩn, trước khi đọc, ta tìm hiểu tiểu sử Robertino Loretti và nghe giọng hát của ông thủa vàng son cho nó thư giãn cái đã:

(DNOL) – Sau Robertino, không ít ca sĩ nổi danh đã ca lại những bài ấy, với sự xử lý kỹ thuật có thể còn hoàn hảo hơn nhiều cậu bé tự học ở tuổi 13-14 thuở nào; ấy vậy mà khi nghe lại, ít ai khỏi cảm giác bùi ngùi trước một giọng hát hết sức trong sáng, mong manh và ngơ ngác trước cuộc đời của Robertino Loretti.
Robertino Loretti chào đời tại Roma ngày 22-10-1947 trong một gia đình nghèo khó, cha mẹ có cả thảy 9 người con. Năm cậu lên 10 tuổi, do cha bị ốm và không thể kiếm tiền nuôi gia đình, cậu bé đã phải bươn chải với nhiều nghề, lúc thì phụ trong một lò bánh mỳ, khi thì ở một tiệm cà phê. Sở hữu giọng hát trong trẻo và hồn nhiên trời phú, cộng với lòng say mê có thể hát ở bất cứ nơi nào, dù là đang làm việc vất vả, chẳng bao lâu, cậu bé Robertino đã được mọi người xung quanh để mắt tới.

Đặc biệt, Robertino là một trong vài ngôi sao phương Tây vô cùng hiếm hoi có dịp công diễn tại Liên Xô và trở thành ca sĩ ngoại quốc được ưa chuộng nhất của mọi thời đại ở xứ sở cộng sản này.
Có lúc Robertino được cho là còn nổi tiếng hơn cả Vua nhạc Rock Elvis Presley. Chính Elvis, thời gian này, cũng đã hát lại (cover) bản tiếng Anh của ít nhất 1 ca khúc đã nổi tiếng dưới sự trình diễn của cậu bé người Ý.
Năm 1961 đến với Robertino Loretti như một thời khắc định mệnh. Đi biểu diễn không ngừng, hát hết sức lực, kiếm được nhiều tiền hơn bao giờ hết, nhưng bước vào tuổi 14, giọng hát tenor trong trẻo, dễ thương của cậu đã không còn nữa. Cảm thông với người nghệ sĩ đã sang tuổi trưởng thành, chấp nhận chất giọng baritone của Robertino trong những năm tháng sau đó, nhưng đối với đại đa số người hâm mộ, cậu bé thần đồng đã không còn nữa!

Vẫn hát và hát không ngừng; đến nay đã bán được gần 60 triệu đĩa, một con số đáng nể; còn được mời công diễn tại Nga và Trung Quốc khi đã ở độ tuổi “lục tuần“; nhưng thực sự, ngày nay, rất ít ai còn biết Robertino ra sao, làm gì và ở đâu.

Cho dù, ông vẫn sinh sống tại Roma – là láng giềng của hai tài tử điện ảnh lừng danh Sophia Loren và Marcello Mastroianni và sở hữu nhiều nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ… – nhưng, vinh quang thực sự của ông đã chấm dứt cách đây tròn 45 năm!

Đối với nhiều thế hệ người Việt, Robertino Loretti còn mãi với những ca khúc chứa trên loại đĩa than to kềnh càng đầu thập niên 60, được mang về Việt Nam từ các quốc gia Đông Âu, hoặc từ lời Việt do nhiều nhạc sĩ đặt.

Sau Robertino, không ít ca sĩ nổi danh đã ca lại những bài ấy, với sự xử lý kỹ thuật có thể còn hoàn hảo hơn nhiều cậu bé tự học ở tuổi 13-14 thuở nào; ấy vậy mà khi nghe lại, ít ai khỏi cảm giác bùi ngùi trước một giọng hát hết sức trong sáng, mong manh và ngơ ngác trước cuộc đời của Robertino Loretti.

Bởi lẽ, đó là những bài ca đượm ký ức thời gian – của giọng hát một thời và mãi mãi

Bài viết được trích từ “Robertino Loretti, một thời và mãi mãi” của tác giả Lê Hòa do Thời báo Doanh nhân Online (http://doanhnhan.asia/news/1621/robertino-loretti-mot-thoi-va-mai-mai.htm) đăng tải ngày 5/5/2009.

Tiếc nuối một thời xa xưa, một thời vàng son là ý nghĩa của “Donna Donna” trong bản dịch tiếng Pháp.
Robertino Lorreti vẫn sống vẫn hát, nhưng nhiều người cứ tưởng ông đã mất. Tuổi nhỏ quá vinh quang đã che lấp toàn bộ quãng đời còn lại của ông.

TheoBách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Dona Dona” hay “Donna Donna” (דאָנאַ דאָנאַ “Dana Dana”, דאָס קעלבל “Dos Kelbl”) là một ca khúc nhạc đồng quê trữ tình nổi tiếng trên khắp thế giới với hai bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp được chọn nghe nhiều nhất. Bản dịch đầu tiên tiếng Anh kể về tâm sự của một chú bò con, bị đem ra chợ bán, và ước vọng tự do. Bản dịch tiếng Pháp hơi khác, là câu chuyện của một bé trai có ước muốn trở thành người lớn, nhưng khi đạt được giấc mơ cậu lại hối tiếc vì đã vứt bỏ quãng đời thơ ấu quá đỗi đẹp đẽ.
Tại Việt Nam, nhạc sĩ Trần Tiến đã thực hiện phần dịch thuật với nội dung gần sát với bản dịch tiếng Pháp. Bản dịch tiếng Việt gồm hai phiên bản nhưng giờ mọi người hay nghe phiên bản thứ hai hơn.

Bản tiếng Pháp:

Il était une fois un petit garçon
Qui vivait dans une grande maison
Sa vie n’était que joie et bonheur
Et pourtant au fond de son cœur

Điệp khúc:
Il voulait devenir grand
Rêvait d’être un homme.
Chaque soir il y pensait
Quand sa maman le berçait
Donna Donna Donna Donna
Tu regretteras le temps
Donna Donna Donna Donna
Où tu étais un enfant…

Puis il a grandi, puis il est parti
et il a découvert la vie
Les amours déçues, la faim et la peur
et souvent au fond de son cœur

Điệp khúc:
Il revoyait son enfance
Rêvait d’autrefois
Tristement il y pensait
et il se souvenait Donna Donna Donna Donna
Tu regretteras le temps
Donna Donna Donna Donna
Où tu étais un enfant…

Parfois je pense à ce petit garçon, Ce petit garçon que j’étais.vvv

Bản dịch của Trần Tiến

Mái nhà xưa yêu dấu, bức tường rêu phong cũ
nơi cậu bé qua những ngày thơ ấu.
Muốn mình mau khôn lớn. Giữa đùa là yên ấm,
em ngồi ước mơ bước chân giang hồ.

Điệp khúc:
Mơ bay theo cánh chim ngang trời, biển xa núi chơi vơi.
Mơ bay đi khát khao cuộc đời. Một đêm nhớ tiếng ai ru hời.
Donna Donna Donna ngủ đi nhé.
Ngoài trời đường nhiều gió tuyết rơi.
Donna Donna Donna ngủ đi nhé.
Hãy nằm trong cánh tay của mẹ.

Có một người đàn ông, trước thềm nhà rêu phong
bỗng ngồi khóc nhớ những ngày thơ ấu.
Sống đời bao cay đắng, tóc bạc phai mưa nắng.
Tay đành trắng những giấc mơ thơ dại.

Điệp khúc:
Đi qua bao núi sông gập ghềnh.
Cuộc tình mãi lênh đênh.
Đi qua bao tháng năm vô tình, một đêm nhớ tiếng ru mẹ hiền.
Donna Donna Donna ngủ đi nhé.
Ngoài trời đường nhiều gió tuyết rơi.
Donna Donna Donna ngủ đi nhé,
Hãy nằm trong cánh tay của mẹ oo-ooh-oo…
Giờ này người đã khuất xa tôi. oo-ooh-oo…
Uớc ngàn năm bé trong tay người.

Tiếc thương của Tuấn Dũng

Ánh đèn vàng hiu hắt, khói trầm cay đôi mắt.
Em nằm đó sao thôi cười thôi nói?
Dáng buồn còn vương nét. Mắt huyền giờ đã khép.
Em nằm đó như đang mơ mộng gì.

Điệp khúc:
Em theo mây bay quên cuộc đời, đời đầy nghĩa thương đau.
Mây đưa em bay đi tìm trời, và nơi đó em có nhớ tôi.
Em ơi em ơi em, hỡi người yêu dấu!
Sao em yêu vội sớm ra đi.
Em ơi em ơi em, hỡi người yêu dấu!
Đau lòng thay phút giây xa rời.

Tiếng đàn ai buông lơi, tiếng đàn như tiếng khóc
rung từng phím tơ não nùng ai oán.
Khiến lòng tôi thổn thức, khiến lòng tôi ray rức.
Môi mặn đắng nước mắt thương tiếc nàng

Điệp khúc:
Em theo mây bay quên tình người,
người đầy những dối gian.
Mây đưa em bay đi về trời, và nơi đó em có nhớ tôi.
Em ơi em ơi em, hỡi người yêu dấu!
Sao đôi ta vội sớm chia ly!
Em ơi em ơi em, hỡi người yêu dấu!
Thế rồi tôi mất em suốt đời!

Mất điện:

Mùa hè, ở Hà Nội nóng lắm!

Ngày xưa, thời bao cấp, tôi và bố tôi đổ nước ra nhà, cởi trần, nằm dưới sàn nhà mới cảm thấy đỡ nóng. Ngày đó, nhà cấp 4 chỉ có một tầng, lại không có trần chống nóng nên hơi nóng xuyên vào, len lỏi, hầm hập như cái lò nung.

Đất nước có thay đổi, thời gian đó, tôi lại ở nước ngoài. Ông anh họ tôi đến thăm tôi trong những ngày tôi ở Đức. Nhà tôi ở tầng 4, ở trên có tầng mái để mọi người phơi quần áo. Trên đó vừa tối vừa nóng.

Khí hậu ở Đức vào mùa hè không nóng lắm, tuy nhiên, tầng áp mái thì vẫn nóng do ánh nắng mặt trời rọi suốt ngày. Nếu ai lên đó một lúc thì cũng vã mồ hôi, nhưng cũng không thể nóng bằng nhiệt độ mùa hè ở Hà Nội trong căn nhà cấp 4 thời đó.

Một hôm, ông anh tôi leo lên tầng áp mái phơi quần áo với tôi; lúc xuống, anh bảo là nhiệt độ ở trên tầng áp mái nóng gần bằng nhiệt độ ở Hà Nội lúc này.

Anh tôi là người Hà Tĩnh, học giỏi, được đi học tại nhiều nước tư bản, thông minh, chịu khổ giỏi và bây giờ là giáo sư, phó viện, Đảng viên…Anh tôi bảo là bây giờ so với ngày xưa thì sướng hơn nhiều, sức chịu đựng của anh cũng tốt, nhưng leo lên trên tầng áp mái cũng chẳng dễ chịu gì.

Ngày tôi đi, Hà Nội đang còn khổ lắm, thấy anh tôi nói vậy, tôi sợ quá và tìm mọi cách ở lại Đức thêm …. năm, bảy năm nữa.

Đó là chuyện ngày xưa. Bây giờ đỡ hơn nhiều vì nhiều nhà có điều hoà bật ù ù suốt ngày, nhưng khổ một cái là phụp một cái, thỉnh thoảng lại mất điện (!).

Người ta quen với cái khổ thì lâu mà quen với cái sướng thì nhanh. Bây giờ, sướng quen rồi nên mất điện là người ta nháo nhác.

Có hôm, đúng vào ngày các vùng ngoại thành đốt rơm, khói mịt mù bao trùm toàn thành phố, điện mất, ngoài trời không một chút gió, các bác lao công quét rác mù mịt, tôi cho vợ con lên xe chạy ra ngoại thành và bắt đầu cảm thấy thở được.

Người ta có thể sống được trong nhiều hoàn cảnh khắc nghiệt. Lớp người chúng tôi đã sướng hơn nhiều so với các bậc cha anh. Nhiều lúc, nhìn những khúc phim tư liệu, tôi thấy những đứa trẻ 3,4 tuổi đang đứng khóc bên cạnh cha mẹ chúng là những cái thây nằm bất động, người qua lại vẫn hoảng loạn chạy trong tiếng pháo kích mà thấy xót xa cho những thế hệ. Mỗi lúc như vậy, khi khổ cũng như khi sướng, khi vui cũng như khi buồn, tôi nhìn con tôi, tôi cảm thấy mình may mắn lắm, chúng nó may mắn lắm.

Tuy vậy, cái may mắn đó sẽ kéo dài được bao lâu nếu chúng ta không nghĩ từ bây giờ và làm gì đó cho thế hệ mai sau.

HQ

Mời các bạn nghe bài hát Donna donna, lời tiếng Anh! Nhưng khi cô ấy đang thu bài hát thì lại mất điện nên bài hát không được thu trọn vẹn.
Biết làm sao(!!??)

Donna donna
1. On a wagon bound for market
There’s a calf with a mournful eye.
High above him there’s a swallow
Winging swiftly through the sky.

How the winds are laughing
They laugh with all their might
Laugh and laugh the whole day through
And half the summer’s night.

Dona dona dona dona
Dona dona dona don
Dona dona dona dona
Dona dona dona don

2. “Stop complaining,” said the farmer
“Who told you a calf to be;
Why don’t you have wings to fly away
Like the swallow so proud and free?”

3. Calves are easily bound and slaughtered
Never knowing the reason why.
But whoever treasures freedom,
Like the swallow must learn to fly

Dịch bản Anh:
1. Có chú bê bị trói với con mắt buồn rầu
Trên chiếc xe dành cho phiên chợ.
Cao, trên nó có một con én
Sải cánh lướt xuyên bầu trời.

Những ngọn gió đang cười,
Chúng dốc sức cười.
Cười và cười suốt ngày và đến nửa đêm mùa hạ.

Dona dona dona dona
Dona dona dona don
Dona dona dona dona
Dona dona do..na.. don…

2.”Đừng than vãn nữa!” người nông dân nói.
“Ai bảo mày là một con bê,
Sao mày không có cánh để bay đi
Như con én tự do và kiêu hãnh?”

3. Những con bê thì dễ bị trói và giết thịt,
Có bao giờ biết lý do tại sao?
Nhưng nếu ai ấp ủ tự do,
Thì phải học bay như én.

Dona dona dona dona
Dona dona dona dona
Dona dona dona dona
Dona dona do..na…don…

www.huyquangpiano.com

Văn hóa “Chuột chết”

.
 
Chào buổi sáng !
 
Số phận con người hay một quốc gia xuất phát từ những hành động của quốc gia hay con người đó. Hành động được dẫn dắt bởi thói quen, thói quen bắt nguồn từ văn hóa, văn hóa dân tộc hay con người xuất phát từ tín ngưỡng hay tôn giáo.
 
Tóm lại, từ tín ngưỡng hay tôn giáo sẽ dẫn dắt, quyết định số phận của một con người hay cả dân tộc.
 
Chủ nghĩa vô thần đã có từ rất lâu trong lịch sử chứ không phải bây giờ mới có. Chủ nghĩa Cộng sản chỉ là một hình thức khác của chủ nghĩa vô thần được tồn tại đến hôm nay. Trong thế giới tự do, cũng có rất nhiều người vô thần, họ dùng hầu như cả cuộc đời để chống lại thuyết hữu thần hoặc cụ thể và gay gắt nhất là chống lại Chúa Trời. 
 
Vô thần cũng là một loại tín ngưỡng, tín ngưỡng vào loài người, vào chính con người, chính họ, và hình tượng rằng “có sức người sỏi đá cũng thành cơm” (Hoàng Trung Thông).
 
Những người theo thuyết vô thần hay thần thánh hóa con người.
 
Có những con người được cho là rất giỏi giang hoặc nhà bác học lớn cũng có tư tưởng vô thần, chống lại Thượng Đế. 
 
Họ trở thành một trong những chỗ tựa cho tư tưởng vô thần.
 
Không phải vô thần là chỉ có Chủ nghĩa Cộng sản.
 
Người ta hỏi là cái gì đã tạo ra văn hóa Mỹ ? Tôi trả lời là tôn giáo ? Tôn giáo nào ? Tin lành nói chung. Tin lành có nhiều trường phái. Nói chung, Tin Lành là những luồng tư tưởng muốn thờ phượng Chúa của họ theo cách riêng của họ chứ không muốn bị ai áp đặt, lên án hay truy bức.
 
Tất nhiên, nước Mỹ không phải chỉ có Tin Lành, nó có cả người Công giáo La mã, có cả người theo đạo Hồi, đạo Phật, vô thần, ở Mỹ cũng có Đảng Cộng sản,,,.nhưng đa số ở Mỹ là người Tin lành thuộc các trường phái khác nhau.
 
“Ý tưởng về Tự do Mỹ ” (the idea of Amirican freedom) bao gồm một cuộc sống tốt hơn, tự do Chính trị, tự do Tôn giáo… luôn là hướng vươn tới của Tự do Mỹ. Bạn muốn vào và ở Mỹ, bạn phải là người thực sự bị đàn áp về tôn giáo hoặc Chính trị bởi một thế lực nào đó, hoặc bạn phải là người giàu có theo cách mà người Mỹ chấp nhận được, hoặc bạn phải là người giỏi giang mà nước Mỹ cần, về cơ bản là vậy, các tiểu xảo nhỏ khác để bạn có thể vào hoặc ở Mỹ ta không cho vào cái tổng kết chung.
 
Lịch sử nhập cư của nước Mỹ là những người Tin lành muốn tách ra khỏi giáo hội Anh, những người Tin lành hoặc giáo phái khác muốn thờ phượng Chúa của mình theo cách riêng mà không sợ bị ai áp bức, là những người Ai len muốn thoát ra khỏi nạn đói thế kỷ 19 và muốn tìm cuộc sống tốt hơn, là những người Do thái muốn thoát ra khỏi Nga vì bị kỳ thị, đàn áp bởi chủng tộc của họ…..
 
Văn hóa Tin Lành đã tạo ra phong cách Mỹ, một miền đất hứa mà các Giáo hội, tín hữu Tin lành đang cầu nguyện và bằng mọi cách để bảo vệ miền đất hứa, bảo vệ cái văn hóa đó bởi sự xâm lấn của các văn hóa khác ngoài nước Mỹ và ngay bản thân ở trong nước Mỹ.
 
Cái gì đã tạo ra văn hóa Việt nam ?
 
Đa số là từ Phật giáo, Khổng giáo, Đạo Thờ ông bà và mới đây là “tín ngưỡng vô thần” và cụ thể là Chủ nghĩa Cộng sản, và có thể nói còn một “tín ngưỡng” nữa là Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc…..
 
Ở Trung Quốc, Phật giáo nhiều, Khổng giáo, Lão giáo, và đặc biệt hiện nay là Chủ nghĩa Cộng sản đang thống trị. 
Điều gì đang xảy ra ở đó ?
 
Ở Ấn Độ, cái nôi của Phật giáo, rồi Hindu, Yoga, Hồi giáo cũng nhiều và bạn thấy điều gì đang xảy ra ở quốc gia này ?
 
Lâu rồi, sáng dậy, vợ tôi mở cửa và thấy một túi rác to để ngay trước cửa, vợ tôi tinh ý nhìn thấy hóa đơn điện trong đó, mở ra và tìm được địa chỉ người vứt rác, mang rác đến trả cho họ, yêu cầu họ mang đến nơi tập trung rác chứ không phải trước cửa nhà tôi.
 
Rồi một sáng không lâu sau đó, có một con chuột to chết nằm ngay trước cửa. Tôi cho rằng chắc con chuột đó yếu quá, đến trước cửa nhà tôi thì lăn ra chết. Tôi lặng lẽ mang con chuột chết ra nơi tập trung rác cách đó khoảng 150 m.
 
Chúc một buổi sáng tốt lành !
 

Sáng nay, tôi lại mở cửa, và lại thấy một con chuột to như con hôm nọ, cũng nằm chết ngay trước cửa nhà. 
 
Lần này, tôi không cho rằng con chuột này cũng yếu quá, đến cửa nhà tôi thì lăn ra chết.
 
Khi một buổi sáng cuối tháng 9, thu sang, tạm biệt vợ con đi làm, mở cửa ra, chúng ta được “good morning” bởi một con chuột chết, bạn sẽ nghĩ sao ?
 
Là người thích tìm nguyên nhân, ngọn ngành của nhiều sự việc, tôi tìm hiểu xem cái gì đã tạo ra cái văn hóa chết tiệt đó, và sau một hồi suy nghĩ……
 
 
 
 
Tôi phát hiện ra rằng đó là cái Văn hóa “Chuột chết” !
 
 
 
 
 
Hà nội sang thu 2016

Lối tư duy, phong cách chơi, sống và viết

.

Vừa rồi, tình cờ, tôi có đọc một vài bài viết trên facebook của 2 người tôi cho là đặc biệt. Mỗi bài viết của họ lên đến hàng mấy ngàn người like, có những bài viết được đến hàng chục ngàn like.  Hẳn người ta nghĩ đây phải là những tri thức đại tài, những vĩ nhân vì thông thường, người ta viết, được vài chục, vài trăm người like hoặc ngàn like đã là oai lắm. Tôi ngạc nhiên và đọc một số bài của họ.

Người thích, bình luận cũng nhiều, nhưng đa số là những người dùng từ một cách bỗ bã, tất cả những từ ngữ được tránh trên những văn bản nghiêm túc đều được dùng “rộng rãi” trong những bình luận .

Có lẽ một vài lần, tôi cũng đọc những stt được chia xẻ của họ và có chia xẻ lại vì cách viết lưu loát, văn phong hóm hỉnh, thể hiện một người được đào tạo, chịu khó học hỏi….

Tuy nhiên, một người chịu khó học hỏi, có kiến thức nhất định, chưa chắc đã phải là một người khôn ngoan.

Cũng là người đi nhiều nơi trên thế giới, đã được lưu lại ở nơi gọi là thế giới văn minh hơn chục năm, ăn sống làm việc cùng họ, điều cảm nhận khi về Việt nam là tôi thấy dân tộc ta kém phát triển về nhiều mặt, trong đó có trình độ nhận thức của người dân.

Điều đó không có gì là vui, tuy nhiên, nếu ta được sinh ra trong hoàn cảnh giống như họ, không được đào tạo, dạy dỗ đúng cách, không được đi đó đây để nhìn thế giới, thử hỏi, liệu ta có hơn họ ?

Có thể chúng ta đã có những cố gắng, nhưng sinh ra trên đời, mỗi người một thân phận, một cơ thể, một hoàn cảnh, liệu chúng ta có đi hết cuộc đời người ta để hiểu hết những gì xảy ra đối với họ để thực sự hiểu họ hay không ?

Tôi không cho rằng số đông luôn khôn, nhưng luôn cho rằng số đông là bầy cừu, là ngu dốt, là đáng khinh…, tôi không đồng tình.

Khi tìm hiều những bài viết của 2 người đặc biệt tôi kể trên để hiểu tại sao nhiều người thích đến vậy, tôi thấy có điều lặp lại là rất nhiều các bài viết của họ hay đi ngược lại dư luận xã hội đang quan tâm, gây tranh cãi gay gắn ở những người tham gia, nhục mạ, đòi chém giết nhau cũng có… Ví dụ điển hình là vụ Formosa, họ đứng ra lập luận rằng việc đó là bình thường, các nước phát triển cũng vậy, đã có giai đoạn như thế, thiên nhiên sẽ có khả năng tự phục hồi…..; khi đoàn xe của Thủ tướng Phúc vào phố cổ Hội An, người ta nhao nhao phản đối thì họ đứng ra bênh vực đoàn xe và Thủ tướng; trong khi người dân đói khổ, nợ công lên cao, chính phủ xây tượng đài HCM, họ ủng hộ;  rồi vụ chở thi thể bằng xe máy gần đây nhất, họ đứng ra chịu búa rìu của dư luận, cho rằng việc đó không có gì là lạ, là bình thường trong hoàn cảnh Việt nam, bệnh viện không có lỗi….

Healthy lifestyle (phong cách sống lành mạnh)

Thế giới phân cực là điều hiển nhiên. Như chúng ta đang thấy: có chiến tranh – hòa bình, có cái xấu – cái tốt, đen – trắng, có điện âm – điện dương, mặt trăng – mặt trời, ngày – đêm, đàn ông – đàn bà, có Nga xô, Trung Quốc – có Mỹ và liên minh Châu  Âu đối trọng, có báo lề phải – báo lề trái, có Chủ nghĩa Cộng sản – có các nền Dân chủ, có người ghét Formosa thì phải có không ít người cho nó là Ok thì nó mới có cơ tồn tại ở Việt nam.

Và cũng vì vậy, việc Thủ tướng Phúc đi vào phố cổ, Formosa hay chở xác trên xe máy phải có một hoặc nhiều người cho là bình thường, thậm chí cho là đúng, là cần thiết thì những việc đó mới xảy ra.

Không biết do chủ ý hay tình cờ, các bài viết của 2 nhân vật đặc biệt kể trên đều tập trung đi ngược lại dư luận xã hội, đặc biệt là dư luận của những người có tư tưởng thân Mỹ – Phương Tây, gọi họ là “đám dân chủ”, và không tiếc lời xỉ vả họ bằng những ngôn từ khó nghe.

Tôi không nói tất cả các dư luận xã hội đều đúng, nhưng “không có lửa thì không có khói”. Các bài viết của 2 nhân vật này mới đọc thấy sắc sảo, kiến thức được chắt lọc, ngôn ngữ hóm hỉnh, đôi khi hơi bậy một cách có duyên, dễ làm người đọc lôi cuốn nhưng khi tìm hiểu, phân tích kỹ, ta thường thấy nó không đi được đến ngọn nguồn của từng vấn đề, vẫn thể hiện nhìn vấn đề trên phương diện chủ quan, vì nếu tôi không nhầm thì 2 người này còn tỏ ra một cách có chủ ý để hài hước hoặc có thể họ nghĩ mình thế thật về kiến thức có một không hai của họ.

Như đã nói, Việt Nam là nước kém phát triển về nhiều mặt, một công dân Việt Nam vượt qua được khó khăn để đến được một nước văn minh nào đó, học hành, được xã hội đó công nhận, dùng đến, thì đó là một vinh hạnh, một hạnh phúc cho họ, và đối với rất nhiều người Việt Nam đang phải sống cuộc sống có rất nhiều vấn đề ở Việt nam, cuộc sống của những người đã “thoát ra” như trên nhiều khi là giấc mơ của nhiều người.

Đối với Việt Nam, họ là những người tạm gọi là thành công “vượt ngục”, nhưng trong xã hội văn minh, họ là mắt xích, là một người bình thường, thậm chí hơn cả bình thường trong con mắt của người bản xứ. Họ có thể được coi là “thông minh” trong con mắt của nhiều người Việt Nam tại quê nhà, “thông minh” dưới óc quan sát của một dân tộc kém phát triển, và không phủ nhận, để được như thế, khi họ đã phải trải qua nền giáo dục XHCN (bị nhồi nhét nhiều thứ không cần thiết), quả thật là không dễ; song, tưởng mình là ai, là cái gì đó sáng chói, hoặc giả làm ra mình như thế, theo tôi, đó là sự ngộ nhận hoặc sai về cách tư duy.

Kể cả họ có là tiến sĩ, giáo sư hay gì đi nữa, trong xã hội văn minh, đó là một nghề giống như nhiều nghề khác, kể cả chính trị gia…., họ vẫn bị chỉ trích, đôi khi lên án để họ tiếp tục học hỏi, để trở thành mắt xích quan trọng hơn trong một xã hội mà mỗi người đều có chỗ đứng của mình, tôn trọng lẫn nhau, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau, và như thế là sự may mắn, là sự cố gắng của mỗi người, của cộng động, và nếu bạn tin Chúa, đó là ơn phước của Chúa chứ không phải tự coi mình là ai, gọi ai đó là đám nọ, đám kia ngu dốt, “vàng vẩu” (tôi đoán từ này nghĩa là người da vàng, răng vẩu – tức người Việt nam)…..

Tôi cũng không loại trừ 2 người đặc biệt kia cố tình gây ra các tranh cãi xã  hội bằng cách đưa ra những quan điểm ngược lại với một trào lưu nào đó để có nhiều like, để nổi tiếng, đôi khi để giải trí vì nếu sống trong một xã hội phát triển, họ chẳng là gì để người bản xứ để ý; cũng không loại trừ họ muốn làm gì đó để mở mang kiến thức phản biện của xã  hội, để xã hội có cái nhìn đa chiều hơn về mỗi vẫn đề, và họ muốn “cống hiến” cái gì đó cho nơi họ sinh ra…

Tuy nhiên, trong một xã hội như kiểu Việt Nam, khi quan chức có quá nhiều vấn đề giống như người dân, khi tìm cách bảo vệ cho một tư duy cũ nát, đôi khi ngu dốt, nhàm chán vì bất cứ lý do gì, tôi cho không phải là một ý hay. Nếu tư duy con người thích làm việc xấu để tồn tại (thực ra, làm việc xấu dễ kiếm tiền hơn việc tốt), và tự cho rằng thế giới là phân cực, việc xấu là tất yếu, chuyện mình làm việc xấu để kiếm tiền cũng là tất yếu, và nếu tư duy theo cách đó thì chúng ta không thể xây dựng một xã hội văn minh mà trong đó cái tốt nhiều hơn cái xấu.

Cũng như trong bản thân mỗi chúng ta, bao giờ cũng có phần “ngườivà phần “con”, nó có thể là tất yếu, nhưng nếu chúng ta để phần “con” lần át phần “ngườithì đó không phải là cái đích chúng ta muốn tới cho bản thân, gia đình và xã  hội.

Nếu ai đó lấy cái tạm gọi là qui luật mâu thuẫn của thế giới để bao biện cho hành động xấu của mình vì bất cứ lý do gì tôi cho là không ổn, sai trong tư duy.

Tổng thống Obama đến Việt Nam, ăn bún chả Liên Hương. Quán bún bây giờ có lẽ tên là Bún Chả Obama, người đến đông nghịt, mặc dù bún chả vẫn thế, có phần kém hơn do lượng cầu vượt quá khả năng cung. Chủ quán còn định để riêng bát chén ông Obama ăn, cho vào tủ trưng bày, trong quán bây giờ treo đầy ảnh Obama, nhà tôi hôm qua còn định rủ nhau đến đó ăn cho vui….

Kinh doanh phát đạt chưa từng thấy ở quán Liên Hương.

Trong thế giới phân cực, thử hỏi Putin hay Hồ Cẩm Đào đến đâu đó ăn gì đó xem có thằng nào quan tâm không ?

Tôi tin là sẽ có một số người rất “sâu sắc” sẽ đến đó quan sát, có thể ăn ở đó, hoặc có thể làm những phản biện xã hội lớn rằng có Obama thì phải có Putin, Hồ Cẩm Đào, và lấy Hồ Cẩm Đào + Putin ra so sánh với Obama và cho rằng Putin + Hồ Cẩm Đào là những tài năng bất diệt, ca ngợi hết lời 2 vị lãnh tụ của giai cấp vô sản (mặc dù bản thân 2 người này không vô sản).

Và sẽ có rất nhiều like, bình luận nhảy vào đấm đá, chửi bới, phản biện, thành một sân chơi hàng vạn like.

Tôi không biết facebook trả bao nhiêu cho những like đó, nhưng xét về lợi ích xã hội, nó gần về 0, nếu không nói tác hại của nó là đến đâu.

Câu chuyện là anh sống một đời không phải anh kiếm được bao nhiêu tiền mà anh đã làm gì cho mình, gia đình và xã  hội. Tất nhiên tiền cần nhưng một mình nó không đem lại hạnh phúc đích thực.

Tất cả mọi người đều muốn sống trong một xã hội mà mọi người ít nhất phải tôn trọng lẫn nhau dù việc đó thích hay không; khi anh gây những phản biện xã  hội, tranh cãi, chửi bới, văng nọ văng kia, coi đó là thứ văn hóa, tôi không đồng tình.

Âm nhạc có nhạc cổ điển là mẫu mực, là chuẩn hòa âm, nghe rất dễ chịu nhưng nghe mãi nó chán, người ta muốn nghe cái gì dân dã hơn, trần tục hơn, sẽ có nhạc Rock, Pop, Jazz…

Tuy nhiên, ngay cả các trào lưu nhạc đó, nó cũng có nhiều điều phải nói, nếu Jazz đích thực, nó sẽ rất hay, khoa học, hài hòa ngay cả khi mới đầu nghe nó chói tai, dễ tăng huyết áp….

Phản biện theo lối trần tục nó có kiểu của nó, đôi khi rất hay và có duyên, nhưng theo tôi, nó rất dễ bị lạc sang một chiều hướng hoàn toàn không ổn nếu người chơi không tỉnh táo.

Nó như con dao vậy.

Âm nhạc nó cũng vậy, đặc biệt là nhạc Jazz.

Tôi là người được đào tạo âm nhạc cổ điển, được đi thi quốc tế chuyên nghiệp và được sắp xếp thứ hạng trong năm đó.

Âm nhạc cổ điển rất mẫu mực, rất hay, có thể nói là thể dục não khi anh làm gì đó mệt mỏi.

Cái gì chuẩn quá, tiếp xúc nhiều, bỗng nó trở nên nhàm chán. Giờ tôi hầu như không nghe nhạc cổ điển mà thích nhạc Pop, Rock, đặc biệt là Jazz Jazz hoàn toàn không dễ nghe và nó rất khác lạ.

Pop, Rock hay Jazz có rất nhiều trường phái, nghe rất ngược, chướng tai, nhưng nghe kỹ, nhiều cái rất hay, đừng vội lên án.

Song, không phủ nhận, nhiều thứ trong Pop, Rock hay Jazz nghe rất tệ, có thể nói là nhiều rác rưởi hơn những gì ngay ngắn.

Trước kia, tôi hay dùng Iphone và càng ngày, tôi càng thấy nó hay và luôn thích đời cao nhất để dùng vì tôi thích nó. Đối với tôi, tôi thấy nó hoàn thiện (tất nhiên, trên đời, chẳng có gì là 100% cả).

Một ngày đẹp trời, tôi cảm thấy chán Iphone vì một lý do rất khó nghe: …….bởi vì nó hay quá, làm cho tôi chán, không có gì để khám phá thêm.

Tôi quyết định chuyển sang điện thoại dùng hệ điều hành của Androi như Samsung, Sony…và tôi đã gặp rất nhiều vấn đề khi dùng máy có hệ điều hành này.

Bây giờ, tôi khá quen, và thấy cũng ổn.

Cuộc sống nhiều khi nó cũng thế.

 

Hà nội 17/9/2016